Chúng ta đều đã biết lợi ích mà một hệ thống điện mặt trời đem lại. Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tư lâu dài giúp nhà đầu tư có thể tiết kiệm một khoản tiền hàng tháng nhưng chi phí đầu tư khá lớn. Nên hầu hết với ai có ý định lắp đặt hệ thống điện cho riêng mình sẽ đều có một câu hỏi. Thời gian hoàn vốn của dự án điện mặt trời là bao lâu ? Hôm nay, hãy cùng NES đi tìm hiểu vấn đề này nhé.
1. Chi phí cho một hệ thống điện mặt trời
Theo hiệp hội các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ, giá trung bình của một dự án điện mặt trời dân dụng đã giảm khá nhiều trong những năm vừa qua ( khoảng trên 50% ) và ở Việt Nam nếu như đầu năm 2018 suất trung bình cho 1kWp trong khoảng 27-30 triệu đồng, đến đầu năm 2019 thì trong khoảng trên dưới 20 triệu đồng gần đây nhất là năm 2020 con số này nằm trong khoảng 14-17 triệu đồng cho mỗi kWp.
Dự báo giá sẽ còn tiếp tục giảm một cách dáng kể trong thời gian sắp tới. Đây sẽ một khoản đầu tư vô cùng hấp dẫn cho bất kì chủ doanh nghiệp hay cho những hộ gia đình.
Định lượng chi phí của các thành phần trong một hệ thống điện mặt trời
- Tấm pin năng lượng mặt trời ( 50% chi phí ): Là một phần không thể thiếu trong bất kì hệ thống điện mặt trời nào. Tấm pin sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều ( DC ) thông qua các tế bào quang điện (PV). Các tấm pin này sẽ chiếm khoảng một nửa tổng chi phí.
- Inveter (25% chi phí ): Khi đã biến đổi ánh sáng thành dòng điện DC, thông qua bộ Inveter dòng điện này sẽ được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều ( AC ) 220V để cung cấp cho các thiết bị trong gia đình. Bộ Inveter này sẽ chiếm khoảng 25% chi phí.
- Bộ khung định hình hệ thống và các phụ kiện đi kèm ( 17% chi phí ): Bộ khung định hình giúp cố định hệ thống một cách chắc chắn trên mái nhà tránh trường các thời tiết mưa, bão, gió mạnh, … Ngoài ra còn có các phụ kiện như phụ kiện lắp đặt, dây điện, ống điện, cọc tiếp địa, chống sét, CB, tủ điện,… Các phụ kiện này sẽ chiếm khoảng 17% chi phí.
- Nhân công lắp đặt ( 8%): Các chi phí còn lại sẽ dành cho việc lắp đặt, cài đặt hệ thống, kết nối lưới điện, chạy thử vận hành,…
2. Thời gian thu hồi vốn
2.1. Các yếu tố cần quan tâm khi xác định tổng chi phí và lợi nhuận của một dự án
- Tổng chi phí cho một hệ thống điện mặt trời: khoảng đầu tư này sẽ phụ thuộc vào kích thước, quy mô của dụ án và chất lượng của các thiết bị trong hệ thống của bạn
- Các ưu đãi thuế tài chính của nhà nước: Đây là các khoản giảm thuế liên quan đến việc lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam cho các hộ gia đình và doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ.
- Mức sử dụng điện trung bình hàng tháng: Lượng điện trong một tháng mà gia đình bạn tiêu thụ là một thông số không thể thiếu trong quá trình tính toán thiết kế hệ thống điện mặt trời. Như đã nói ở những bài trước, một hệ thống điện mặt trời hoàn hảo là có thể giảm 100% chi phí tiền điện hàng tháng với mức thiếu hụt hoặc dư thấp nhất. Vì thế bạn không phải sử dụng quá nhiều các tấm pin để tăng công suất hệ thống, một hệ thống phù hợp với lượng điện tiêu thụ hàng tháng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu nhờ đó mà thời gian hoàn vốn cũng được giảm đi.
- Sản lượng điện ước tính: Mặc dù hệ thống điện mặt trời sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giảm tiền điện. Tuy nhiên, sẽ có một vài hạn chế như lúc thời tiết thay đổi theo mùa hay vị trí địa lí, … Những yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.
- Ưu đãi bán điện cho nhà nước: Ở Việt Nam, để khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư và phát triển điện mặt trời, nhà nước ban hành rất nhiều ưu đãi về thuế đặc biệt là việc mua lại toàn bộ lượng điện dư thừa từ các dự án điện mặt trời. Đây sẽ là một cách vô cùng tuyệt vời giúp nhà đầu tư giảm thời gian hoàn vốn. Vào cuối năm 2020, FiT 2 đã kết thúc với mức giá 1.943 VNĐ/ kWh và hiện tại nhằm đảm bảo nguồn an ninh năng lượng quốc gia giá FiT3 sẽ được nhà nước sớm công bố trong thời gian sắp tới. Với mức giá điện này, lượng điện dư thừa mà chúng ta bán ra cũng sẽ trở thành một yếu tố giúp làm giảm thời gian hoàn vốn.
2.2. Cách tính thời gian hoàn vốn cho một hệ thống điện mặt trời
Tại Việt Nam, thị trường điện mặt trời còn tương đối mới nên chưa có báo cáo chính xác về thời gian hoàn vốn của các dự án điện mặt trời. Tuy nhiên, dựa vào các số liệu về chi phí đầu tư và khả năng tiết kiệm được của hệ thống sau khi lắp đặt, chúng ta có thể thực hiện các phép toán và con số này được ước tính trong khoảng 6-8 năm.
Dưới đây là 3 bước giúp bạn có thể ước tính được thời gian hoàn vốn cho một hệ thống điện mặt trời
- Bước 1: Xác định tổng chi phí đầu tư cuối cùng: Chi phí này cần phải cộng/trừ đi các khoản khác như: giảm thuế của chính phủ, khuyến mãi từ nhà cung cấp,…
- Bước 2: Xác định lợi nhuận hàng năm: Bạn cần tổng hợp các nguồn tài chính có được từ điện mặt trời trong một năm, bao gồm lượng điện tiêu thụ và khoản thanh toán khi bán lại lưới điện. Bạn có thể sử dụng hóa đơn tiền điện hàng tháng để thu thập số liệu này. Chú ý: Bạn cần phải lấy số liệu của 12 tháng cộng lại vì trong một năm lượng điện sản sinh ra sẽ có lúc nhiều, lúc ít.
- Bước 3: Thực hiện phép chia tổng chi phí đầu tư cho lợi nhuận hàng năm, bạn sẽ có được số năm cần thiết để hoàn vốn.
Để dễ hiểu hơn mình sẽ lấy một ví dụ:
3. Kết luận
Hi vọng thông qua bài viết này các bạn đã có thể hiểu được về các yếu tố tác động cũng như cách tính thời gian hoàn vốn cho một hệ thống năng lượng mặt trời. Hãy trở thành một nhà đầu tư thông minh để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất
Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian đọc bài viết, mong rằng những chia sẻ của NES có thể giúp bạn có được những thông tin hữu ích và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, nếu bạn đang cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau:
--------------------------------
Công ty cổ phần NES SOLAR
Website:www.nes.vn
Địa chỉ: Số 51 Đường 17, KDC Sông Đà, P. HBC, Thủ Đức, HCM
Hotline: 088 83 80 234
Facebook:www.fb.com/nessolar.vn
NES SOLAR TRAO NIỀM TIN – NHẬN GIÁ TRỊ